Quy chuẩn nào cho các trung tâm đào tạo nghệ thuật

53 lượt xem
(Thanhuytphcm.vn) - Tối 28/9, Trung tâm Ca nhạc nhẹ - Sở Văn hoá và Thể thao TPHCM phối hợp UBND huyện Cần Giờ tổ chức chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ Nghinh Ông -  Cần Giờ  năm 2023; Kỷ niệm 110 năm hình thành và phát triển Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ; 10 năm được đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia với chủ đề: “Âm vang miền Duyên Hải”.
Quy chuẩn nào cho các trung tâm đào tạo nghệ
                        thuật

Đến dự có Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình; Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức; Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Trần Thế Thuận; Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Cần Giờ Lê Minh Dũng; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP Nguyễn Thọ Truyền.

Phát biểu tại chương trình, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho rằng, Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ được tổ chức với các nghi thức lễ hội dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí. Đây là dịp để ngư dân và gia đình bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thần Nam Hải. Đây cũng là dịp để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công khai hoang, mở cõi, từng bước tạo dựng cuộc sống và hình thành lối sống đẹp, nếp sống phù hợp thích nghi với điều kiện thiên nhiên của vùng đất Cần Giờ.


Năm 2013, Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và năm nay Kỷ niệm 110 năm hình thành và phát triển Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ; 10 năm được đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Đó là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Cần Giờ nói riêng và TPHCM nói chung. Tiếp tục phát huy giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ được vinh dự được Ban tổ chức kỷ niệm ngày lễ lớn của TP tổ chức do Sở Văn hoá và Thể thao TP phối hợp UBND huyện Cần Giờ thực hiện.

Bên cạnh đó, thực hiện viếng Nghĩa trang Rừng Sác và các nghi thức cúng cổ truyền, hát bội, lễ thả đèn trên biển. Một trong những hoạt động điểm nhấn là Lễ nghinh Ông trên biển và đón đoàn nghinh về Lăng Ông thủy tướng. Ngoài ra, còn có các hoạt động vui chơi như: Khu ẩm thực các vùng miền phối hợp với "Phiên chợ hàng Việt", giới thiệu đặc sản Cần Giờ, trưng bày sản phẩm nông sản đặc trưng huyện nông thôn mới; các loại hình trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật giao lưu đờn ca tài tử, văn nghệ thiếu nhi nhân dịp Tết trung thu; Liên hoan Lân Sư Rồng và Diều nghệ thuật; …

Chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Âm vang miền Duyên Hải” với 3 chương theo từng chủ đề của mỗi chương. Theo đó, chương 1 với chủ đề “Huyền thoại miền Duyên Hải” được tái hiện lại lễ hội Nghinh Ông là lễ hội lớn nhất của ngư dân huyện Cần Giờ TPHCM, với quan niệm Cá Ông là vị cứu tinh của những người đánh cá và làm nghề trên biển. Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được bắt đầu từ năm Quý Sửu 1913, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, lễ hội cũng thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, là dịp để ngư dân tưởng nhớ về những bậc tiền nhân đã có công đầu trong việc chế tạo ra những phương tiện đi biển, ngư cụ đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho ngư dân.

Chương 2 với chủ đề “Cần Giờ rực rỡ những sắc màu” với nội dung lịch sử hình thành, phát triển lâu đời gắn với ngư dân làm nghề đi biển và với sự tích Cá Ông cứu người, qua bao thế hệ cha truyền con nối, ngư dân Cần Giờ luôn xem Thần Nam Hải (Cá Ông, Cá Voi) là vị thần chở che cho ngư dân trong cuộc sống. Vì vậy, từ xa xưa, ngư dân nơi đây đã lập Miếu Hải Thần, để thờ cúng Thần Nam Hải. Tục thờ cúng này dần dần thành Lễ hội, đó chính là Lễ hội Nghinh Ông ngày nay.

Cho đến ngày nay lễ hội Nghinh Ông vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người dân Cần Giờ, Cá Ông vẫn là chỗ dựa tinh thần trong những ngày họ lênh đênh trên biển đối mặt với sóng to gió lớn và lễ hội Nghinh Ông vẫn là dịp họ thể hiện lòng thành với đức tin, là dịp sum họp nghỉ ngơi sau một năm làm ăn vất vả. Đây là Lễ hội dân gian duy nhất của TP được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, chú trọng giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng biển; thông qua Lễ hội tăng cường tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nghề, yêu quê hương, biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.

Chương 3 với chủ đề “Khát vọng xanh Cần Giờ” được thể hiện Cần Giờ - Biển huyền diệu của TP, nay đã trở thành một huyện đảo phát triển, khẳng định vị thế của mình là một đô thị đạt chuẩn nông thôn mới. Với tinh thần không ngừng khát vọng phát triển, Cần Giờ đã trở thành một điểm sáng trong bức tranh phát triển đô thị của TPHCM. Với tầm nhìn tiềm năng về du lịch sinh thái, cảng biển và bảo vệ môi trường xanh, Cần Giờ đang từng bước khẳng định vị thế của mình và đóng góp vào sự phát triển bền vững của TP. Sự phát triển và khát vọng của Cần Giờ là một minh chứng rõ ràng cho tình yêu và sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng đối với vùng đất này, nơi mà thiên thời, địa lợi, nhân hòa quyện vào nhau tạo nên một môi trường sống xanh – sạch – đẹp, thân thiện, nghĩa tình, phát triển bền vững cho tương lai.


Chương trình với các tiết mục đặc sắc như: Cần Giờ mùa lễ hội Nghinh Ông; Hội làng biển; Điệu hò biển đêm; Huyền tích cá Ông; Phong thần – Nghinh Ông hội; Mừng ngày lễ hội Cần Giờ; Bài ca tôm cá; Em đi xem hội Trăng rằm; Cần Giờ biển gọi; Tình biển; Biển nổi nhớ và em; Cần Giờ vươn ra biển khơi; Cần Giờ niềm tin đi tới…

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của nhiều văn nghệ sĩ, các ca sĩ, nhóm nhạc được công chúng yêu thích như: Quốc Đại, Cao Công Nghĩa, Minh Trường, Nhã Thy, Hồ Tuấn Phúc, Phạm Đồng Diệu Ly, Thu Hằng, My Phôn, Đàm Vĩnh Hưng, Trịnh Thắng, Kiều Phương, nhóm Lạc Việt, Nhật Nguyệt, Nhóm múa ABC, Alpha, Mặt Trời, Ánh Sáng, Mai Trắng, Sen Trắng…

Thông qua các tiết mục biểu diễn tại chương trình giúp người dân hiểu hơn vùng biển Cần Giờ có nhiều tiềm năng kinh tế, là cửa ngõ giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước. Việc kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại nơi đây luôn được Đảng bộ, chính quyền các cấp xem là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao đời sống Nhân dân, nhanh chóng tạo ra thế và lực trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.


Chủ đề:
Bài viết liên quan